Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất 2015

Những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất 2015

Khoảng 150 thiên tai lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới trong năm 2015 và châu Á là nơi hứng chịu thảm họa thiên tai nhiều nhất trên toàn cầu.
Thủ đô Kathmandu của Nepal hoang tàn sau động đất. Ảnh: AP
Vào ngày "định mệnh" 25/4, trận động đất kinh hoàng 7,8 độ Richter xảy ra tại Nepal đã giết chết hơn 8.800 người. Hơn 900.000 tòa nhà bị phá hủy, hư hại nghiêm trọng và động đất còn gây ra lở tuyết giết chết 19 người đang leo núi Everest. 
 
Làng Kerauja, huyện Gorkha, Nepal bị san phẳng hoàn toàn sau động đất. Ảnh: AFP

Khoảng một triệu trẻ em Nepal phải nghỉ học do trường học bị sụp đổ hoàn toàn. Ba tuần sau, Nepal tiếp tục hứng chịu trận dư chấn mạnh 7,3 độ Richter, khiến việc tái thiết đất nước gặp nhiều khó khăn hơn. 

Theo Worldvision.org, mùa đông này, ước tính khoảng 400.000 người dân Nepal ở khu vực miền núi vẫn còn sống trong những căn nhà tạm bợ dựng lại sau động đất và cần các nhu yếu cuộc sống như chăn, nhiên liệu hay lò sưởi. Đây là trận động đất gây chết người nhiều nhất trong lịch sử Nepal.
 
Người bố cho con ngồi trên vai khi băng qua con đường ngập lụt ở thành phố Chennai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Những trận mưa như xối xả vào đầu tháng 12 tại thành phố Chennai thuộc miền nam Ấn Độ gây ra lũ lụt tồi tệ nhất trong 100 năm qua tại nước này. Cư dân thành phố Chennai - thủ phủ bang Tamil Nadu phải mang đồ đạc trên đầu và lội đi trong nước lũ dâng tới ngực. Toàn bộ khu định cư ven sông bị nước cuốn trôi.
 
Người dân dắt xe chết máy trên đường phố Chennai, Ấn Độ trong trận ngập lụt lịch sử. Ảnh: Reuters

Báo cáo cho biết có ít nhất 379 người thiệt mạng, gồm 54 người ở bang lân cận Andhra Pradesh, nơi lũ lụt cũng đã phá hủy 100 hecta cây trồng và hoa màu gây thiệt hại ước tính đến 190 triệu USD.
 
Người dân Ấn Độ trong vùng lũ Chennai nhận cứu trợ thực phẩm. Ảnh: Reuters
 
Người dân Ấn Độ vật vã dưới cái nắng như thiêu đốt. Ảnh: AP
 
Trước khi lũ lụt hoành hành ở Ấn Độ, người dân nước này phải hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài trong tháng 5, nhiệt độ có lúc vượt 47 độ C khiến hơn 1.800 người tử vong, chủ yếu tại hai bang Andhra Pradesh và Telangan. 
 
Nắng gắt tại Ấn Độ đến nỗi làm nhựa đường tan chảy. Ảnh: Independent

Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết biến đổi khí hậu dường như là nguyên nhân chính dẫn đến đợt nóng kinh hoàng nêu trên. Nắng nóng đến nỗi làm nhựa đường tan chảy, còn người dân thì không dám ra đường.
 
Bức ảnh nhìn từ trên không ngày 3/8 cho thấy vùng Sagaing, Myanmar bị ngập lụt nghiêm trọng do ảnh hưởng siêu bão Kormen. Ảnh: AFP
Hồi tháng 8, siêu bão Kormen tràn qua vịnh Bengal gây lốc xoáy, mưa lớn và sạt lở đất, giết chết hàng trăm người tại các nước châu Á như Myanmar, Bangladesh và Ấn Độ, hàng triệu người phải sơ tán khẩn cấp.
Myanmar là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với hơn 100 người thiệt mạng và 400.000 người phải sơ tán.
 
Người dân kết bè bơi trên đường ngập lũ ở vùng Sagaing, Myanmar. Ảnh: AFP
 
Một nhà thờ ở huyện Nsanje, Malawi ngập chìm trong lũ lụt. Ảnh: UNICEF
Mưa lũ bất thường vào những ngày cuối tháng một đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 200 người và khiến hàng ngàn người bị ảnh hưởng tại hai quốc gia Malawi và Mozambique. Nhiều hộ gia đình mất nhà cửa, vật nuôi, đường giao thông và hệ thống hạ tầng bị phá hủy. Nước lũ dâng cao đã cô lập tỉnh Zambezia của Mozambique khiến công tác cứu trợ cứu nạn vô cùng khó khăn.
 
Một bé gái đi ngang qua xác hai con nai chết khát ở Ethiopia. Ảnh: Save The Children UK

Thiếu mưa kéo dài kết hợp với tác động từ hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino đã đẩy Ethiopia vào tình trạng báo động về lương thực. Chính phủ Ethiopia cho hay trong tháng 10 có đến 8,2 triệu người cần được cứu trợ lương thực do hạn hán hoành hành làm mất mùa và gia súc chết hàng loạt.

Ngành nông nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới 85% lực lượng lao động 
của quốc gia này. Người dân phải đi bộ 3 - 4 giờ mỗi ngày để lấy nước uống và ngay cả nguồn nước hiếm hoi này cũng đang bị đe dọa. 
 
Nông dân Ethiopia than thở vì hạn hán kéo dài đe dọa an ninh lương thực. Ảnh: WFP

Văn phòng Liên Hợp Quốc về điều phối các vấn đề nhân đạo (UNOCHA) cho biết có đến 350.000 trẻ em Ethiopia bị suy dinh dưỡng nặng. Chính phủ Ethiopia tính toán cần tới 237 triệu USD trong quý 1/2016 để ổn định an ninh lương thực trong nước.
 
Huỳnh Phương (theo WorldVision
Read More

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Thế giới biến động 2015 những thảm họa đi báo hiệu Tận Thế

Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử

29/12/2015 16:31 UTC+7

(Công lý) - Năm 2015 sắp trôi qua với bao biến động, ngoài những vụ tấn công khủng bố, khắp thế giới còn phải đối đầu với những thảm họa thiên nhiên đau lòng...

Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 1/1, thảm họa giẫm đạp xảy ra tại Thượng Hải đúng thời khắc giao thừa, khi đám đông chen lấn giành những tờ tiền rải ra từ một tòa nhà cao tầng khiến 36 người thiệt mạng
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 7/1, 3 tay súng tự xưng là thành viên al-Qeada xông vào tòa soạn tạp chí trào phúng Charlie Hebdo, Paris bắn chết 12 người trong đó có Tổng biên tập và làm 10 người khác bị thương
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 3/2, lần đầu tiên Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS thiêu sống con tin
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 4/2, máy bay của hãng TransAsia, Đài Loan bị lao xuống đường cao tốc rồi rơi xuống sông khiến ít nhất 31 người thiệt mạng và 15 người khác bị thương
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 27/2, Lãnh đạo đảng đối lập Nga Boris Y.Nemtsov bị ám sát. Đây là vụ ám sát chính trị gia nghiêm trọng nhất dưới thời Tổng thống Putin
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 26/3, nhóm Boko Haram, tổ chức khủng bố tàn bạo nhất Nigeria tuyên thệ trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 24/3, máy bay mang số hiệu 9525 thuộc hãng hàng không Germanwings của Đức bị rơi trên dãy Alps thuộc Pháp khiến toàn bộ 150 người trên máy bay thiệt mạng. Nguyên nhân được cho là do cơ phó Audreas Lubitz tự sát
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 11/4, lần đầu tiên 2 nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ và Cuba gặp mặt, khôi phục mối quan hệ sau 50 năm
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 12/4, bà Hillary Clinton, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ khiến nhiều người ngạc nhiên
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 25/4, trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra ở miền trung Nepal khiến gần 4.000 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Trận động đất còn khiến lở tuyết trên đỉnh Everest khiến 17 người chết
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 2/5, người dân Anh nô nức đón chào tiểu công chúa, con thứ 2 của Hoàng tử William và Công nương Middleton và là người thứ tư trong danh sách kế vị ngai vàng từ Nữ hoàng Anh
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 3/5, nắng nóng lịch sử ở Ấn Độ khiến 2.330 người thiệt mạng. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận là 48 độ C
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 26/6, 3 vụ tấn công khủng bố xảy ra trong cùng một ngày tại Tunisia, Pháp và Kuwait khiến 60 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 30/6, máy bay vận tải C-130 Hercules của không quân Indonesia rơi đâm phải tòa nhà chung cư trong khu chung cư tại tỉnh Medan khiến 130 người thiệt mạng, bao gồm cả người trên máy bay và dưới mặt đất
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 1/7, Mỹ và Cuba mở lại Đại sứ quán. Đây là bước tiến mới quan trọng trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 14/7, Iran và 6 nước: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Đức và Trung Quốc đạt thỏa thuận lịch sử về giới hạn chương trình hạt nhân của Iran. Ngược lại, phương Tây phải nới lỏng cấm vận kinh tế đối với Iran
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 12/8, ít nhất 114 người thiệt mạng trong vụ nổ kho hóa chất tại Thiên Tân, Trung Quốc. Theo các nhà điều tra, đây là kho chứa hàng trăm hóa chất độc hại, trong đó có cả natri cyanua
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 16/8, máy bay của hãng hàng không Trigana Air của Indonesia rơi tại một vùng núi hẻo lánh phía đông Indonesia khiến toàn bộ 54 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử  
Ngày 17/8, thủ đô Bangkok, Thái Lan rung chuyển bởi vụ nổ ở đền thờ Erawan khiến 20 người thiệt mạng và hơn 120 người bị thương. Đây là vụ khủng bố đầu tiên nhằm vào thường dân xảy ra tại Bangkok
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử      
Ngày 20/9, Giáo hoàng Francis có chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới Cuba. Ông được ca ngợi là người có công lớn trong việc hàn gắn quan hệ Mỹ - Cuba
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 22/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên thăm cấp nhà nước tới Mỹ. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obama đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có cả nạn tin tặc và tình hình Biển Đông
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 23/9, ít nhất 717 người thiệt mạng và hơn 800 người khác bị thương trong thảm họa giẫm đạp tại thánh địa Mecca, Ả Rập Saudi, trong một ngày lễ quan trọng nhất của đạo Hồi, Eid al-Adha
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 30/9, Nga bắt đầu chiến dịch không kích nhằm vào IS ở Syria
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 5/10, Bộ trưởng 12 nước tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Binh Dương (TPP), tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, trong đó có Việt Nam
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 26/10, trận động đất mạnh 7,5 độ Richter xảy ra tại khu vực Châu Á bao gồm các nước Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan làm 364 người thiệt mạng và hơn 2.000 người khác bị thương, nhiều nhà cửa bị sập đổ
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 27/10, tàu USS Lassen của Hải quân Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép, gồm bãi đá Xu Bi, bãi đá vành khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 29/10, Trung Quốc chính thức kết thúc chính sách một con, sau 35 năm ban hành, nhằm giải quyết những thách thức về nguồn nhân lực của nước này
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 31/10, chiếc Airbus A321 của Nga rơi ở bán đảo Sinai Ai Cập khiến toàn bộ 224 hành khách và thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. IS sau đó đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc trên
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 4/11, lần đầu tiên sau 60 năm, lãnh đạo 2 nước Trung Quốc và Đài Loan, ông Tập Cận Bình và ông Mã Anh Cữu gặp nhau. Cuộc gặp diễn ra  tại Singapore
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 9/11, Myanmar tổ chức cuộc bầu cử tự do và công bằng đầu tiên kể từ năm 1990. Đảng đối lập do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo dành chiến thắng áp đảo với tỷ lệ 75%
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 13/11, thủ đô Paris tràn đầy máu và nước mắt trong 3 vụ tấn công liên hoàn, do IS cầm đầu khiến 129 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 24/11, máy bay Su-24 của Nga bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi với cáo buộc xâm phạm không phận. Vụ việc khiến quan hệ láng giềng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết
Thế giới biến động 365 ngày qua và những thảm họa đi vào lịch sử
Ngày 12/12, gần 200 quốc gia đã thông qua thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu, khống chế nhiệt độ trái đất tại Paris. Thỏa thuận này thay thế nghị định thư Kyoto và có hiệu lực từ sau năm 2020
Read More

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Những hình ảnh khủng khiếp chưa từng thấy trên cả nước năm 2015

Những hình ảnh khủng khiếp chưa từng thấy trên cả nước năm 2015

Cơn giông lốc bất ngờ với sức gió cực mạnh đã tạo ra cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có ở Hà Nội, trận lũ bùn ở Quảng Ninh... là những hình ảnh đáng sợ về thiên tai trong năm qua.

Trận mưa dông bất ngờ xảy ra lúc 17g ngày 13-6 tại Hà Nội với sức gió khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của 2 người và hàng chục người khác bị thương. 

Tại Hà Nội

Giông lốc bất ngờ tại Hà Nôi ngày 13/6/2015 gây thiệt hại nặng nề 
Hơn 500 cây xanh trên đường gãy gục. Hàng trăm ôtô, xe máy bị cây cổ thụ đè lên, gây hư hại nghiêm trọng.
Ô tô bị hất bay vào mép thành trên cầu Vĩnh Tuy. Ảnh: Otofun


Chân cầu Vĩnh Tuy sáng 22/9, ngập sâu sau trận mưa lớn kéo dài suốt đêm. Ảnh: Tiến Đạt/Otofun.
Chiếc ô tô ngập ngủm trong hầm gửi xe. Ảnh: Otofun

Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nước ngập cả mét, phương tiện chết máy hàng loạt trong trận hồng thủy ngày 9/9.
Ông Đặng Văn Kỳ (51 tuổi), công nhân công ty thoát nước dùng tay không moi rác thải trên miệng cống để nước nhanh rút.
Hai thanh niên bị ngã xe trong dòng nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) sau cơn mưa trắng trời chiều 15-9. Ảnh: Thuận Thắng/Tuổi trẻ
Xe Phương Trang chạy nhanh qua đường ngập tạo thành đợt sóng lớn đánh ngã các xe máy di chuyển trên đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân). Ảnh: Thanh Tùng/Tuổi trẻ
Tại khu vực ngã tư đường Tân Hoà Đông - Phan Anh (quận 6), anh Châu phát hiện thấy có cá bơi trên đường đã mang chiếc rổ nhựa ra bắt. Ảnh: Zing.vn

Tại Quảng Ninh

Đuôi một chiếc xe máy lòi trên đống bùn đất sau trận lũ bùn kinh hoàng ở khu 4 phường Mông Dương (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào ngày 27/7. Ảnh: Vietnamnet
35 nhà biến mất hẳn dưới lớp đất đá, bùn lầy. Ảnh: Zing.vn
Mưa lớn gây gập úng đoạn ngã tư Cái Lân (Hạ Long) ngày 28/7. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
15 người chết, 7 người mất tích trong trận mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh, thiệt hại ước tính trên 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Đức Hiếu/Tuổi trẻ
8 người trong một gia đình đã thiệt mạng trong ngôi nhà sập vì mưa lũ.

Tại Hải Phòng
Những trận mưa lớn xảy ra liên tiếp hơn 1 tuần từ đêm 27.7 khiến 2 xã của đảo Cát Bà (huyện Cát Hải – Hải Phòng) bị cô lập. Ảnh: Lao động
Nhiều hộ gia đình trong xã bị ngập sâu đến nửa người.

Các tỉnh miền núi phía Bắc
Mưa to suốt đêm 25/6 đã khiến đoạn đường tại km7+700 quốc lộ 4D gần ngã ba Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bị sụt lún một đoạn dài 9m, rộng khoảng 10m và sâu khoảng 9m, gây chia cắt giao thông.
Đợt mưa lớn suốt 3 ngày từ 27/7 khiến nhiều địa phương các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) úng lụt. Ảnh: Triệu Vương/Zing.vn

Tại các tỉnh miền Trung
Gió bão quật đổ hàng loạt xe máy trên cầu Trần Thị Lý. 
Bão số 3 đổ bộ vào Quảng Nam - Quảng Ngãi ngày 14/9 có lượng mưa vào khoảng 200mm, gió giật cấp 9, cấp 10 khiến xe máy của người đi đường bị quật ngã. Ảnh: Nguyễn Đông/Tuổi trẻ
Chiếc taxi bị cây xanh ngã đè lên lúc trước cổng ĐH Duy Tân - Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên/Zing.vn
Hàng cây đổ rạp ở bờ biển Đà Nẵng. Ảnh: Facebook Tôi yêu Đà Nẵng.
Mưa lớn từ trưa ngày 17/9 đã làm cho gần 1.900 hộ tại nhiều huyện ở Thanh Hóa bị ngập nặng. Nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt, một số đoạn đê xung yếu bị sạt lở lớn. Thiệt hại ước tính gần 300 tỷ đồng. Nguồn: VTV

Read More